Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

1. Bệnh thương hàn 
Nguồn lây nhiễm cho bê con có thể từ các bò khỏe mạnh mang mầm bệnh trong đàn. Bệnh thương hàn làm cho bê sốt, tiêu chảy: ban đầu là nước rồi sau đó phân có dạng sền sệt màu vàng lẫn với dịch nhầy. Thông thường xuất hiện ở bê từ 10 đến 14 ngày tuổi với triệu chứng đặc trưng là bê suy nhược và mất sức. 
Điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc uống dạng sulfamide thường không thành công. Chỉ có phương sách phòng ngừa là tốt hơn cả. Các xét nghiệm thú chết, phân lập vi trùng và khảo sát kháng sinh đồ ở phòng thí nghiệm sẽ cho phương cách điều trị hữu hiệu.Một số loài vi khuẩn gây thương hàn từ bò có thể lây sang người qua uống sữa bị nhiễm phân.
2. Bệnh bạch hầu
 Sốt, sưng dọc theo bờ trên của hàm răng trên, sưng má, lưỡi, thanh quản, rốn, có mùi hôi thối và sự hoại  tử gần giống với dạng thối móng là các triệu chứng dễ thấy ở bệnh bạch hầu. Thuốc dạng sulfamide có hiệu lực. Để phòng ngừa, ta nên sử dụng riêng các dụng cụ cho bê ăn và thường xuyên sát trùng chuồng trại để kiểm soát khống chế sự lây lan.
3. Tiêu chảy ở bê con
Có nhiều loại tiêu chảy xảy ra trên bê như: tiêu chảy phân trắng, tiêu chảy ở bê con, tiêu chảy do nhiễm trùng và tiêu chảy vào 3 ngày tuổi kết hợp hoặc không kết hợp với viêm phổi.
Loại tiêu chảy cấp rất nguy hiểm, thường gây chết bê khi tiêu chảy xuất hiện trong vòng 72 giờ sau khi sanh: Bê rất lạnh, yếu ớt như sắp chết, đôi khi bê chết trước khi tiêu chảy.
Các biện pháp nhanh chóng cần được áp dụng là , ngăn ngừa và chống lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn , cung cấp lượng dịch thay thế và muối khoáng cho cơ thể gia súc. Chuẩn bị ngay một dung dịch bao gồm một muỗng muối ăn, nửa muỗng bicarbonate, 120 g đường glucose và 2 lít nước ấm đã đun sôi. Cho thêm kháng sinh và sulfamide theo như sự chỉ dẫn của cán bộ thú y. Luôn giữ cho bê khô sạch, ấm.
4. Bệnh cầu trùng
Bê vào khỏang 3 tuần đến 6 tháng tuổi thường nhiễm bệnh này. Tiêu chảy với phân có máu và dịch nhầy, bê bết phân, căng thẳng, lưng cong vòm, lông xù xì, rất yếu sức và mất nước là những triệu chứng của bệnh cầu trùng. 
Các xét nghiệm từ phòng thí nghiệm sẽ cho thấy có sự hiện diện của ký sinh trùng. Thuốc dạng sulfamide có hiệu lực khi điều trị. Để phòng ngừa, ta nên tránh nuôi nhốt đông và để chuồng quá chật chội. Di chuyển chuồng bê ra khỏi khu vực lây nhiễm. Gia súc nhiễm bệnh không nên đưa về nơi ở cũ ít nhất 6 tháng. Tiêu độc chuồng trại , dụng cụ thú y.

Tagged:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét